Những làng nước mắm nhĩ đa dạng trứ danh đất Việt (phần 1)

Nước mắm Việt phát triển như vậy là bởi các làng nghề nước mắm nhĩ xuyên suốt bờ biển Việt. Mỗi làng nghề đều có một sản phẩm nước mắm mang hương vị riêng của mỗi vùng đất. Các sản phẩm nước mắm này đều rất quen thuộc với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng có riêng cho mình những địa danh làm mắm yêu thích riêng tùy theo khẩu vị. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi lướt qua những làng nghề trứ danh. Được tin tưởng nhất trong làng mắm Việt nhé!

Nước mắm nhĩ Phú Quốc nức tiếng hơn 200 năm

Nói đến mắm Việt thì không thể không nhắc đến Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhất nhì Việt Nam và cả nước ngoài nhờ độ đạm cao và mang vị dìu dịu, ngọt ngào. Hương vị cùng màu sắc cánh gián của nước mắm đảo ngọc. Gây bao nhớ thương quyến luyến cho thực khách. Đặc biệt, mùi thơm lừng mùi của cá cơm sọc tiêu đặc sản thì chỉ riêng nước mắm Phú Quốc mới có. Điều khiến nhiều người thích thú hơn nữa là nước mắm ở đây càng để lâu càng ngon. Chính vì vậy mà sản phẩm nước mắm Phú Quốc chất lượng vượt trội, nổi tiếng hơn 200 năm qua.

Người dân Phú Quốc hiện nay thường vẫn gọi các cơ sở sản xuất nước mắm trên đảo bằng cái tên quen thuộc: “Nhà thùng”. Việc làm mắm bằng nhà thùng này có bề dày lịch sử hơn 200 năm. Xuất phát từ nghề gia truyền của dòng tộc, mỗi nhà thùng có một bí quyết làm nước mắm. Dù có nhiều hộ gia đình và cơ sở sản xuất nước mắm khác nhau nhưng mục tiêu chung của họ vẫn là một. Đó chính là “Phát huy nghề, giữ vững chữ tín và an toàn khi sử dụng.”.

Hiện tại, Phú Quốc có khoảng 100 cơ sở sản xuất nước mắm. Ước tính tổng sản lượng của các cơ sở này lên đến trên 10 triệu lít/năm. Dương Ðông và An Thới là hai nơi sản xuất nước mắm nhiều nhất đảo ngọc. Có những gia đình làm nghề nước mắm cha truyền con nối. Các gia đình này đã giữ vững tiếng tăm từ đời này sang đời khác.

Nước mắm Phú Quốc đang là sản phẩm du lịch của đảo ngọc. Sản phẩm này không chỉ là gia vị quốc dân mà còn có giá trị văn hóa vùng miền. Nước mắm Phú Quốc nay cũng đã được công nhận là thương hiệu quốc gia Việt Nam. Người dân Phú Quốc thậm chí còn có Lễ hội “Nước mắm Phú Quốc” định kỳ 2 năm/lần. Lễ hội này nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nước mắm Phú Quốc. 

Những làng nước mắm nhĩ đa dạng trứ danh đất Việt (phần 1)

Ba Làng – đặc sản nổi tiếng xứ Thanh

Nói đến nước mắm người dân Thanh Hóa ai cũng biết đến thương hiệu nước mắm Do Xuyên – Ba Làng (xã Hải Thanh, Tĩnh Gia). Với lợi thế nguồn nguyên liệu cá và muối dồi dào, giao thương tấp nập, hàng trăm năm nay người dân xã Hải Thanh đã gắn bó với nghề làm nước mắm. Thương hiệu nước mắm gia truyền Do Xuyên – Ba Làng trải qua bao đời trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng xứ Thanh và cả nước. Hiện nay nghề chế biến nước mắm tập trung chủ yếu ở xứ đạo Ba Làng (gồm 3 thôn: Xuân Tiến, Thượng Hải và Quang Minh) với hơn 100 cơ sở sản xuất.

Cá nguyên liệu dùng ủ mắm thường là loại cá trỏng than (cá cơm), cá đốm, cá trích… còn tươi xanh. Trong đó, cá trỏng than được ưa chuộng hơn cả vì vừa được mắm mà độ đạm cũng cao hơn.

Nước mắm Ba Làng sản xuất theo phương pháp cổ truyền, không dùng chất điều vị. Độ đạm phổ biến ở mức 27 – 35%. Khi mới đóng chai, nước mắm Ba Làng có màu vàng như mật ong, thơm đằm mùi cá. Nếm một giọt vị mặn dần chuyển sang ngọt bùi đọng lại nơi đầu lưỡi rồi râm ran khắp cổ họng. Càng để lâu nước mắm càng ngon, chuyển màu sậm như cánh gián. Với sản lượng khoảng 4 triệu lít/năm. Nước mắm Ba Làng hiện nay đã “phủ sóng” hầu khắp các địa phương trong tỉnh và có mặt ở một số tỉnh thành phía Bắc.

Làng nước mắm nhĩ Phan Thiết

Những tổ sư trong nghề nước mắm đã biết tận dụng nguồn cá cơm dồi dào từ biển cả. Kết hợp với phương pháp sản xuất cổ truyền để làm nên loại nước mắm dịu đặm, thơm lừng nức tiếng. Nước mắm nhĩ ngon càng để càng lâu thì càng ngon, vàng sậm.

Từ một nghề cổ ở địa phương hình thành từ thế kỷ 18. Nước mắm Phan Thiết trở thành đặc sản nổi tiếng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nước mắm Phan Thiết (Bình Thuận) chủ yếu được làm từ cá cơm, có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn.

Nước mắm có thể phân loại thành: “nước bổi”, “nước đục” và “nước nhỉ”. Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đã ngon. Nước ép, hay nước nhĩ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước.

Nghề làm nước mắm nhĩ ở Phan Thiết là một nghề lâu đời, có kỹ thuật riêng đặc biệt mà không phải nơi nào cũng sản xuất được, và đã từ lâu nước mắm Phan Thiết được xếp loại nhất nhì trong cả nước về chất lượng. Giá nước mắm nhĩ nơi đây cũng ngang bằng với nước mắm nhĩ Phú Quốc và cao hơn so với những loại nước mắm pha khác.

Tại Phan Thiết hiện nay có những khu vực sản xuất nước mắm nhĩ ngon nổi tiếng như: Thanh Hải, Hàm Tiến, Mũi Né. Ngoài nước mắm, các loại mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc cũng không kém phần thơm ngon, mặn mà của vùng biển Phan Thiết – Bình Thuận.