Cơ cực nghề đánh bắt cá cơm của dân chài lưới để làm nên nước mắm cá cơm
Hành trình trên ít nhiều cũng đủ để biết nghề đánh bắt cá cơm lúc nửa đêm vất vả thế nào. Công việc đánh bắt cá cơm của ngư dân bắt đầu từ đêm muộn đến rạng sáng. Tiếng động cơ vang rền cả bến cảng của tàu cá giữa màn đêm tối mịt mù chính là khởi điểm. Đây chính là lúc người ngư dân phải vật lộn với biển cả về đêm. Có thế, mới bắt được những mẻ cá cơm than to béo và tươi ngon cho nước mắm cá cơm.
Theo những dân chài có kinh nghiệm bám biển lâu năm, muốn tìm luồng cá cơm tươi ngon phải dựa vào hướng gió và việc quan sát mặt nước biển. Nếu gặp những luồng cá cơm dày, các ngư dân chỉ cần dùng vợt “xúc nhanh thắng nhanh”. Nếu gặp được những luồng cá dày đặc, ngư dân đi biển đều phấn khởi. Họ sẽ dùng lưới cào để cào nguyên một mẻ lớn và không con cá nào được thoát khỏi lưới.
Nếu bắt trúng được luồng cá cơm dày đặc sẽ bội thu lắm phải không nào? Trước đây thì đúng như vậy, lúc đó cá cơm rất nhiều, ngư dân có thể đánh bắt vào cả ban ngày. Những năm gần đây, nguồn cá cơm không còn dồi dào như trước nên ngư dân phải canh cả đêm để thả lưới.
Vào lúc mặt trời vừa lên, cá cơm sẽ bơi thành luồng sát xuống đáy, gần chạm các mặt lưới. Đây là thời điểm thích hợp để kéo lưới cào cá cơm lên thật nhanh. Chỉ cần kéo lưới chậm hoặc nhanh một chút thôi là sẽ về tay không. Công đoạn này rất quan trọng vì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự cẩn thận và sức mạnh đôi tay.
Khi trời bắt đầu hừng sáng, những chiếc thuyền, nếu may mắn, sẽ có một khoang đầy cá cơm. Thuyền được nhổ neo chạy về bến, kết thúc một hành trình biển đêm vất vả. Các ngư dân thường dùng thanh gỗ bọc vải hoặc cao su để đập lưới cho cá rơi xuống những chiếc sọt to. Sau đó cá cơm đánh bắt được sẽ được vận chuyển đến các cơ sở sản xuất nước mắm.
Nghề đánh bắt cá cơm trong đêm vất vả vậy. Thế nhưng lại có thu nhập rất bấp bênh, có khi còn chẳng đủ ăn. Những đêm không bắt được gì, “trắng” lưới quay về là chuyện bình thường. Cá cơm là loài cá biển hoạt động thất thường. Vì thế nghề đánh bắt cá cơm cũng không mấy thuận lợi, không phải lúc nào cũng thu hoạch được. Thêm vào đó, nguồn cá cơm ở các vùng biển của Việt Nam đang dần cạn kiệt. Từ đó, việc đánh bắt cũng gặp khó khăn hơn. Không những vậy, việc tìm được “bạn thuyền” cho mỗi chuyến đi cũng không dễ dàng.
Hạnh phúc mỗi chuyến đi xa đánh bắt cá cơm trở về
Hành trình vất vả trong đêm kết thúc sau tàu kéo lưới đi về. Đám cá cơm dính vào lưới rạng rỡ trước ánh mặt trời sáng sớm mang vẻ đẹp lạ kỳ. Cá ngay sau khi kéo lên sẽ được gỡ lưới và bảo quản vào thùng trên thuyền. Những chuyến đi ngắn ngày sẽ cập bến ngày hôm sau. Với những chuyến săn cá cơm xa, có thể mất đến vài ngày, thậm chí là vài tuần. Vì thế việc bảo quản cá cũng rất quan trọng.
Cá cơm cập bến sẽ được bán cho các tiểu thương hay những nhà làm nước mắm. Nguyên liệu tốt nhất để làm nước mắm ắt chỉ có cá cơm mà thôi. Để làm nước mắm chất lượng nhất, cần phải tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Chỉ những con cá cơm chất lượng nhất, tươi ngon nhất mới được sử dụng.
Muối tinh cũng được tuyển lọc kỹ càng trong quá trình làm nước mắm cá cơm nguyên chất. Theo công thức từ làng chài 300 năm, tỷ lệ để ủ chượp là 3:1 3 cá + 1 muối. Phải đảm bảo tỷ lệ muối là từ 25 đến 30% để làm ra loại nước mắm nhĩ cá cơm hảo hạng. Quy trình công phu nền ai cũng mê đắm loại gia vị mặn mòi đậm đà từ biển cả này cơ chứ.
Thế đấy, làm ra được nước mắm cá cơm nguyên chất đâu phải là dễ. Đó là cả nắng cả mưa, cả nguy hiểm bất chấp sóng gió. Là đêm đen và sự đánh cược của những con người chung sức trên chuyến hành trình đánh bắt cá cơm ngoài biển. Rồi qua thêm bao nhiêu tháng ấp ủ, những giọt nước mắm cá cơm nguyên chất thơm ngon đúng điệu mới ra đời. Mang đến cho từng căn bếp thứ gia vị làm đậm đà cho món chiên xào nấu nướng. Vậy nên, hãy trân trọng công sức của những người dân xứ biển, của người làm ra nước mắm cá cơm đấy nhé!
Tìm hiểu thêm các bài viết khác về nước mắm Phú Quốc tại đây nha!