Thêm một làng nước mắm cốt nữa mà bạn không thể bỏ qua, đó là làng mắm Ninh Thuận. Thông thường, người ta thường hay nghĩ đến làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp. Tuy nhiên, có một làng nghề nữa mà hầu như ai đã đi ngang qua Ninh Thuận cũng đều trông thấy nhưng không biết. Đó chính là làng nghề làm nước mắm cốt nhĩ Cà Ná. Đây là mảnh đất mà nước mắm cá cơm tuyệt hảo đã ra đời, không thua gì nước mắm cốt Phú Quốc, Phan Thiết.
Cà Ná là gì?
Trước hết, cần phải làm rõ để khỏi phải nhầm lẫn là Ninh Thuận không có làng nào tên Cà Ná cả. Cà Ná thực chất chỉ là tên của một xã ở đây. Đây là tên gọi chung có cả một vùng biển nổi tiếng chuyên đánh bắt, khai thác thủy hải sản biển. Làng được hình thành lâu đời, từ khi những cư dân đầu tiên đặt chân đến đây. Tên gọi Cà Ná cũng khá đặc biệt. Từ này được đọc trại ra từ “Canah kluw (đọc là Chanah klău) – một từ của tiếng Chăm cổ. Canah có nghĩa là tẻ ra, kluw nghĩa là ba (ngã ba)”.
Cụ thể, theo nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara, cách biển Cà Ná về hướng Tây khoảng chừng 1km, trước kia có một làng Chăm tên Rabha Ralauw. Người dân này chủ yếu đi rừng và khai thác biển để sống. Phía trên chút nữa có con suối nước rất trong, chảy róc rách quanh năm. Trước kia, người dân địa phương thường gọi suối là Suối Tiên, ngày nay chính là Suối Vĩnh Hảo…
Lúc bấy giờ, từ “Quốc lộ số 1”, lại có một con đường tẻ lên làng Chăm và Suối Tiên. Ngã ba đó, người Chăm gọi là Canah kluw (đọc là Chanah klău). Canah có nghĩa là tẻ ra, kluw nghĩa là ba (ngã ba). Người Việt vì khó đọc nên đã đọc trại ra thành “Cà ná lâu”. Về sau, chữ “lâu” này rụng đi, chỉ còn lại “Cà na”, và đến nay là “Cà Ná”.
Ngày 10 tháng 6 năm 2019, Nghị quyết 26/NQ/CP ngày 10/06/2009 của Chính phủ quyết định thành lập xã Cà Ná. Diện tích tự nhiên 1.307,82 ha từ xã Phước Diêm cũ gồm 5 thôn: Lạc Nghiệp 1, Lạc Nghiệp 2, thôn Lạc Sơn 1, Lạc Sơn 2 và Lạc Sơn 3.
Làng nghề nước mắm cốt cá cơm Cà Ná Ninh Thuận
Không chỉ tên gọi Cà Ná, tên gọi làng nghề nước mắm cốt Cà Ná cũng vậy. Đây cũng là tên gọi chung cho cả một vùng chuyên nghề làm nước mắm mà tiêu điểm chính là vùng Phước Diêm xưa (nay là Cà Ná). Hay nói một cách chính xác hơn, Cà Ná không chỉ chuyên về nghề làm nước mắm truyền thống mà còn nổi tiếng bởi nghề làm muối. Ngoài ra, người dân nơi đây còn khai thác, đánh bắt thủy sản biển. Về sau những năm 2000, Cà Ná còn được biết đến với nghề hấp cá cơm xuất khẩu cả trong nước và quốc tế.
Nghề khai thác có một lịch sử lâu đời. Cũng như lịch sử của đánh bắt thủy hải làm muối và làm nước mắm. Ở Cà Ná, đây là các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Cá cơm làm mắm ở đây được đánh bắt ngay tại vùng biển Cà Ná, muối tinh cũng vậy. Địa hình nằm gần kề biển cũng như nằm trong vùng khí hậu khô nắng. Đây là khí hậu lý tưởng để làm muối.
Để có nguyên liệu, dường như tất cả mọi thứ đã có sẵn và tích hợp ngay trong Cà Ná. Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Khi cư dân người Việt đến khai hoang, lập ấp tại vùng Cà Ná. Họ đã tận dụng điều kiện thuận lợi của thiên nhiên. Từ đây, họ sản sinh, phát triển các nghề truyền thống của mình. Tiêu điểm chính là ba nghề. Gồm khai thác đánh bắt thủy hải sản, làm muối và chế biến nước mắm cá cơm.
Cùng đón chờ phần 2 của bài viết để hiểu thêm về quá trình sản xuất nước mắm cốt ở đây nhé!